KINH NGHIỆM KHI DU LỊCH HÀ GIANG

1. Nên đi phượt Hà Giang vào thời điểm nào

Nếu chưa đến Hà Giang lần nào thì bạn có thể sắp xếp lịch đi Hà Giang theo khoảng thời gian mà mình rảnh rỗi bởi Hà Giang là một điểm đến mà theo như dân du lịch đánh giá “mùa nào cũng đẹp”.


Tháng 10-11 là mùa hoa Tam Giác Mạch, bạn đi vào khoảng tuần thứ 3 của tháng 10 cho đến khoảng đầu tháng 11 là đẹp
Khoảng trước và sau Tết âm lịch lần lượt là thời gian của hoa mận và hoa đào nở
Khoảng tháng 6-8 là mùa hè, Hà Giang luôn có nắng là thời điểm thích hợp để có những bức ảnh đẹp về cao nguyên đá, tuy nhiên đi vào mùa hè thường có thể gặp mưa.
Tháng 9 là mùa lúa chín của vùng cao, thời điểm này mà đến thăm Hoàng Su Phì thì quá ư là tuyệt vời.

hà giang mùa lúa - unique travel

2. Phương tiện đi và đến Hà Giang

Từ Hà Nội đi Hà Giang

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Giang vào khoảng 300km, nếu bạn có hứng thú chinh phục Hà Giang hoàn toàn bằng xe máy thì có thể vác theo xe chạy từ Hà Nội, thời gian đi vào khoảng 8-10 tiếng tùy vào tốc độ cũng như số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Còn nếu bạn không hào hứng lắm với việc chạy từ Hà Nội lên Hà Giang bạn hoàn toàn có thể đi xe giường nằm lên Hà Giang.

phượt xe máy

* Đi lại ở Hà Giang

Chinh phục và khám phá Hà Giang không có gì tuyệt vời hơn là đi bằng xe máy. Nếu bạn muốn mang theo xe máy của mình để sử dụng bạn có thể gửi kèm xe máy theo ô tô, còn nếu bạn muốn một chuyến đi đơn giản gọn nhẹ thì có thể lựa chọn phương án lên đến nơi và thuê xe máy để khám phá Hà Giang
Một phương án mà hiện nay cũng được khá nhiều bạn lựa chọn đó là đi du lịch Hà Giang bằng xe khách. Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.

phượt xe máy hà giang

 

3. Khách sạn nhà nghỉ tại Hà Giang

Tuy là một điểm đến được đông đảo khách du lịch lựa chọn vào mỗi dịp nghỉ nhưng cách dịch vụ khách sạn nhà nghỉ ở Hà Giang cũng chưa có nhiều và đa dạng, tình trạng thiếu phòng và bị nâng giá vào những dịp lễ là điều thường xuyên gặp phải. Để tránh điều này các bạn nên có sẵn phương án đặt phòng cho đoàn mình trước khi đi, dưới đây là thông tin một số khách sạn nhà nghỉ tại Hà Giang.


Khách sạn Lâm Tùng
Địa chỉ : Tổ 3, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 0219 3856789 – 0965 062062

Nhà cổ Home Stay
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 01688120866
 

Khách sạn Cao Nguyên Đá
Điện thoại : 0219 3856868 – 0944 502020
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang

Nhà nghỉ Hoàng Ngọc
Điện thoại : 0219 3856020
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang

Nhà nghỉ Khải Hoàn
Điện thoại : 0219 3856147
Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang

Nhà khách Quân Đội
Địa chỉ : Tổ 5, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại : 0944 597533 – 0219 3856144

4. Lễ hội tại Hà Giang

Nói đến lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng đất này, người ta thường nhắc đến lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn…
Có thể các lễ hội của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang không có quy mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.

Lễ hội Lồng tồng

lễ hội lồng tồng


Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng,Dao, Sán Chỉ…. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.
 

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

le-hoi-gau-tao


Thời gian mở hội thường trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày.
Là một lễ hội của người đồng bào dân tộc H’Mông. Nội dung chính cho lễ hội là Cầu phúc hoặc cầu mệnh.
– Hội cầu phúc: Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thày cúng bói xin cho mở hội Gầu tào nhằm cầu mong có con.
– Hội cầu mệnh: Một gia chủ nào đó bị ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu tào.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

lễ hội nhảy lửa


Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng.

Lễ cấp sắc của người Dao


Lễ cấp sắc – Công nhận trưởng thành cho thanh niên người Dao.
Lễ cấp sắc có mục đích là chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành. Người đàn ông cao tuổi mà chưa trải qua lễ cấp sắc thì cũng bị coi như chưa trưởng thành. Ngược lại, dù còn ít tuổi nhưng đã trải qua lễ cấp sắc thì người đó được phép tham dự bàn bạc những công việc của làng bản, dòng họ…

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô


Theo phong tục của người Lô Lô, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên (ông tổ “duỳ khế”) và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị (hình người) để thờ cúng. Người Lô Lô cho rằng, tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành hai hệ: tổ tiên gần (duỳ khế) – các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa (pờ xi) – những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi. Các gia đình Lô Lô thường lập bàn thờ tổ tiên ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng gỗ, được cắm hoặc cài ở vách phía trên bàn thờ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên.

Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

lễ cúng thần rừng pu péo


Trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo, tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời. Các khu vực người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng, nơi thần rừng cư ngụ, được người dân gìn giữ và bảo vệ bởi các luật tục và điều kiêng kỵ, không được xâm phạm nơi ở của thần, không được vào rừng chặt cây, lấy củi, săn bắn… Với người Pu Péo, thần rừng (Sau ngun hay Sau nguôn) có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất và được cầu khấn trong hầu hết các nghi lễ thờ cúng

Lễ cúng rừng ở Nàn Ma (Huyện Xín Mần)

lễ cúng rừng ở nàn ma - unique travel


Ngày 30 tháng Giêng, cả 7 thôn của xã Nàn Ma đồng loạt cúng thần rừng, đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc trong xã, trong dịp lễ cúng rừng cũng chính là dịp ăn tết tháng Giêng, mọi người đều nghỉ việc không làm nương rẫy mà tổ chức vui chơi, thăm hỏi lẫn nhau. Đặc biệt là trong dịp lễ cúng rừng, đồng bào kiêng chặt cây, kiêng cắt cỏ, thậm chí kiêng cả hái rau ở vườn. Tất cả mọi người kiêng kỵ như vậy để chuẩn bị tinh thần cho một năm lao động mới với hy vọng những điều tốt đẹp.

Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí

lễ hội khu cù tê


Theo phong tục truyền thống, gần đến ngày tết tháng Bảy, những người đứng đầu trong các làng bản, hội đồng già làng gồm các tộc trưởng của các dòng họ Vương, Long, Lù, Nông tập trung tại nhà già làng (mủ cốc) để chọn ngày tốt, ngày đẹp thông qua cách tính mười hai con giáp và bằng hình thức xem chân gà để làng tổ chức ăn tết. Sau khi đã chọn được ngày tốt, già làng sẽ giao nhiệm vụ cho “sú vé” là người giúp việc cho hội đồng già làng đi thông báo cho các gia đình trong bản biết là năm nay làng sẽ ăn tết vào ngày này và kết thúc vào ngày này

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
3086 *
Messenger